Archives
February 2022
Categories |
Back to Blog
Đây là một ngày mà em luôn ghi nhớ dù cho không phải ngày sinh nhật hay một ngày lễ gì. Là thế hệ 9X, dẫu cho mù mờ về lịch sử, mặc dù vẫn còn non nớt về chính trị xã hội, chúng em vẫn tự nhắc nhau không thể nào quên những vết đau này.
0 Comments
Read More
Back to Blog
YẾU ĐUỐI28/1/2022 Tokyo cũng đã xấp xỉ gần 20.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, nhưng số người tử vong vì chủng Omicron ít hơn so với những chủng khác.
Hôm qua đọc sách của Jared Diamond mới biết thêm rằng, để sống còn, vi rút phải biến dị tự làm yếu đi, bớt giết người khi xâm nhập vào cơ thể thì chúng mới ít bị chết theo để mà tăng cơ hội tồn tại. Vi rút, chúng biết là yếu để mà sống. Hơn 2 năm dịch bệnh, cũng đã khiến cho nhiều người chúng ta nhận thức rõ hơn về giá trị của sự yếu đuối. Thiên tai, dịch bệnh và kể cả nhân tai tàn khốc là những cơ hội để con người một lần nữa biết mình vẫn "dưới cơ" so với tự nhiên. Yếu để giúp nhau. Tử cung không tròn thẳng và hẹp của loài người khiến cho việc sanh đẻ phải cần đến nhau mà hộ sản. Để chinh phục những loài vật khác, con người đã phải nhận thức rất rõ về sự yếu đuối của mình để từ đó kết tập tim óc, khắc phục khó khăn. Mạnh bạo như khủng long cũng phải tuyệt chủng, thế nhưng nhỏ yếu như con kiến, con gián thì đã tồn tại hàng trăm triệu năm qua. Bởi chúng biết là mình yếu nên phải thích nghi và phải giúp nhau thì mới không bị đào thải. Corona còn là dịp để chúng ta nhận rõ hơn về lòng biết ơn. Dịch bệnh ập đến, khiến ai đó ngã xuống, tối lửa tắt đèn. Trong cơn lòng đau dạ yếu, mới thấm thía sự ấm áp của những cử chỉ thân tình, chia sẻ. Tình yêu đối với tha nhân được bắt đầu từ sự hiểu biết về yếu đuối của bản thân. Corona có thể sẽ khiến cho chủ ngữ "chúng ta" được dùng nhiều hơn là "tôi". thuỵ ơi và thuỵ ơi đừng bao giờ em hỏi vì sao mình yêu nhau vì sao môi anh nóng vì sao tay anh lạnh vì sao thân anh rung vì sao chân không vững vì sao anh van em hãy cho anh được thở bằng ngực em rũ buồn.... Lời tự thú của Du Tử Lê trong bài thơ Khúc Thụy Du được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc làm rung động lòng người bởi không gì khác hơn là sự yếu đuối ngự trị trong mỗi chúng ta.
Back to Blog
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 20225/1/2022 ![]() Dù đã hoàn toàn hòa nhập với nếp sống của đất nước Phù Tang Tứ Đảo, dù đã được dạy bảo những điều căn bản của giải đất cong cong hình chữ S từ ông bà, bố mẹ. Qua cuộc sống hàng ngày, chứng kiến được những thành công bên cạnh những “trái ngang” của cộng đồng người Việt, đã khiến nhiều em băn khoăn và trăn trở, nảy sinh những tâm tình rất thật. Trân trọng giới thiệu với quí vị một đoản văn của một thế hệ, tạm gọi là thế hệ thứ 2 đã sinh ra và lớn lên tại Nhật. Các em đã nghĩ gì và đang nghĩ gì? Xin mời đọc! ____________ 新年に祖国を考えること みんな、 あけおめ、ことよろ! (明けまして、おめでとうございます。 今年も、よろしくお願いいたします。) また新年が参ってくる。家族で集まり、昔の話をする恒例の行事だが、そのなかに唯一まだ理解し難いのは父さんの「祖国」という存在だった。出世とは言えないが、それぞれの分野で一人前になっている俺たちがまだもやもやしているのは恥ずかしく隠したいぐらい、という複雑な心境をしているのだ。 正直いう。父さんの教えは半分しか分からず、母さんの子守唄はちゃんと覚えきれない。本当、ごめんなさい。例え祖国が生まれたところであれば、日本でいいのじゃないの?行きついたところであれば、アメリカでもよかったりするかも、、、しれない。本当、分からない。伝えようとするところには祖国の姿があることだけ、それだけだけど、分かっている。 父さんがいつもいうみんなを同胞と見ろ。でも、父さん、見てくださいよ。全然違うじゃないいの、という声をよく耳にしている。もちろん、彼らのせいでもないし、父さんたちのせいでもない。この時勢、みんな、それぞれ制限あることを理解している。だからこそ、我々は何者だ?それをずっと問い詰めている、父さんの息子だった。 俺の友達、ゆとり世代。彼らの親、バブル世代。俺の先生たち、みんなフォーが大好き。元カノは唐辛子もパクチーも全然行ける。だけれど、全員俺に教えてくれない。いや、教えられない、絶対。祖国とは?という問いは一度もしたことないからだ。 大人の俺も父さんに比べ小さな存在で、母さんほど器も大きくはない。できることはもちろん限りある。それでも、愛することは知ること、それだけ信じる。小さな一歩だが、故郷の言葉を勉強し始めた。 日常会話するためではなく、古典文学を披露できるような自慢をするためでもない。 故郷を思う心を見つけるためだ。 大越懐人(おおこしかいと) ____________ Chúc mừng năm mới mọi người, Lại là một năm mới nữa đến rồi. Năm mới là dịp đoàn tụ gia đình, là dịp để ôn lại kỷ niệm xưa. Anh em con bây giờ đã lớn, công danh sự nghiệp cũng chẳng hổ thẹn với đời. Chỉ có một điều con vẫn chưa hiểu rõ. Tổ Quốc là gì hở cha? Quê Hương ở đâu hở mẹ? Mà sao mỗi dịp Tết đến, cha vẫn nhắc con phải nhớ, mẹ luôn dặn con phải yêu. Con xin thú nhận. Lời cha dạy, con chỉ hiểu một nửa. Tiếng mẹ ru, con mới thuộc đôi câu. Nếu quê hương là nơi ta sinh ra thì Nhật Bản có phải là tổ quốc của con? Nếu tổ quốc là nơi ta tìm đến, liệu Hoa Kỳ cũng có thể là quê hương thứ hai? Nhưng con biết, sâu trong ánh mắt cha, là hình hài Tổ Quốc. Xuôi mềm theo mái tóc mẹ, là bóng dáng Quê Hương. Cha vẫn bảo, tất cả chúng ta đều là đồng bào của nhau. Nhưng con thấy, những người mới đến, họ khác chúng ta nhiều. Con không trách họ, lại càng không thể trách thế hệ của cha mẹ, ông bà. Vì con hiểu, một phần nào, chúng ta không có nhiều sự lựa chọn. Nhưng con cũng tự hỏi, chúng ta là ai. Đó là điều con vẫn luôn đi tìm. Bạn bè con, những người thuộc thế hệ an nhàn. Cha mẹ họ, thế hệ bong bóng ngày xưa. Thầy cô con, họ đều bảo phở ăn ngon. Người yêu cũ, cô ấy ăn được ớt và rau ngò. Nhưng thưa cha, họ không thể cho con lời giải. Vì có lẽ, họ chẳng bao giờ phải hỏi: Tổ Quốc là gì? Sức con nhỏ, không thể làm được điều lớn lao. Con không dám hứa có thể nối bước cha, con không dám nhận có thể bao dung bằng mẹ. Nhưng con biết, yêu là phải đi tìm, bằng đôi chân của chính mình. Từ năm trước con đã tự học Quốc Ngữ. Học không phải chỉ để nói câu xin chào, càng không dám để lẩy Kiều cùng cha, để ngâm thơ cùng mẹ. Con học để tìm những tâm hồn đồng điệu, yêu Quê Hương như thể tìm về. Đại Việt Hoài Nhân Trần Phong lược dịch.
Back to Blog
KÝ ỨC VỤN VẶT VÀ CHUYỆN XỨ PHÙ TANG17/10/2021 Trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, ai rồi cũng phải bước qua một ngã rẻ quan trọng. Ngã rẽ đó đôi khi là do quyết định của chính mình tạo ra, cũng có lúc nó lại là yếu tố khách quan mang tới mà chúng ta không đo lường trước được. Nhưng cho dù là chính chúng ta quyết định, hay do yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động lên chúng ta, thì ngã rẽ đó cũng sẽ làm thay đổi cuộc đời chúng ta vĩnh viễn. Là phước hay là họa thì cũng còn tuỳ vào môi trường thực tế quanh ta.
Cuộc đổi đời định mệnh năm 1975 khiến cho Việt Nam bước vào ngã rẽ âm u đã hơn 40 năm kể từ đó, và nó cũng đã tạo nên một ngã rẽ lịch sử của gần 3 triệu người Việt hải ngoại, sau khi đã quyết định rời bỏ quê hương để tìm nơi nương náu họa cộng sản. Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở khắp nơi trên thế giới đã được hình thành do bởi ngã rẽ lịch sử này. Tôi phải nói dài dòng như vậy, là bởi vì tôi đã vừa nhận được tuyển tập Ký Ức Vụn Vặt & Chuyện Xứ Phù Tang do hai người bạn: anh Vũ Đăng Khuê và Huy Nguyễn từ Nhật Bản là đồng tác giả gửi tặng. Trước khi đi vào nội dung của tuyển tập thì tôi cũng xin phép hai anh, để nói lên cảm nghĩ của mình khi nhận được tuyển tập này. Phải nói ngay rằng, tôi biết là các anh cũng không thể nào ngờ được rằng, có ngày các anh lại cầm bút để ghi lại những dòng ký ức tản mạn trong cuộc đời hơn 40 năm của mình tại Nhật Bản đối với Huy Nguyễn, và hơn 50 năm của anh Vũ Đăng Khuê. Tất cả cũng là do ngã rẽ định mệnh khi anh Vũ Đăng Khuê quyết định xuất dương du học, và Huy Nguyễn quyết định bước xuống tàu vượt biển để thoát khỏi Việt Nam. Tuyển tập Ký Ức Vụn Vặt & Chuyện Xứ Phù Tang với bề dày 512 trang, phải nói là khá đồ sộ, vì nó là kết quả của một chuỗi thời gian dài nửa thế kỷ, mắt thấy tai nghe, đã được ghi chép lại cho người đọc dễ dàng cảm nhận, nó không phải là một cuốn tiểu thuyết với đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố, tình tiết éo le để lôi cuốn người đọc, tuyển tập là những suy nghĩ được viết theo thể văn xuôi. Tuyển tập được mở đầu bằng những bài viết của Huy Nguyễn, trong đó anh ghi lại những nơi chốn , kỷ niệm , những ngày đầu đặt chân lên đất Nhật, một nơi chốn hoàn toàn xa lạ về văn hoá và ngôn ngữ, bằng lối viết dí dỏm anh đã đưa người đọc vào những ký ức của chính anh, từ những ngày còn ở trong nước, cho đến khi anh quyết định “phải xuống ghe thôi“ những mảnh đời tị nạn, cùng với những va chạm đời sống thực tế ở Nhật Bản, đã được anh ghi lại qua những bài viết chứa đầy cảm xúc, những ai đã từng ở Nhật (trong đó có người viết bài này) sẽ nhìn thấy lại mình trong từng câu chuyện rải rác trong tuyển tập. Từ những ngày chập chững học tiếng Nhật, với những gian nan vật lộn với chữ Kanji (Hán tự) trong tiếng Nhật, cho đến việc cố gắng thích ứng với môi trường hoàn toàn mới mẻ quanh mình, và dĩ nhiên trong cái môi trường hoàn toàn mới mẻ đó cũng không phải là không có nước mắt như trong truyện Sóng Bên Kia Bờ. Là những ký ức vụn vặt, nhớ đâu ghi lại đó, nên tuyển tập cũng không ghi chép lại theo thứ tự thời gian nào cả, nhưng cũng đủ làm cho độc giả vui buồn theo từng bài viết đã được Huy Nguyễn trải dài theo ký ức của anh. Phần hai của tuyển tập là phần nói về Chuyện Xứ Phù Tang, do anh Vũ Đăng Khuê ghi chép lại. Vũ Đăng Khuê là một tên tuổi không xa lạ gì đối với cộng đồng người Việt tại Nhật. Anh vốn dĩ là một sinh viên du học Nhật Bản trước năm 1975, do hoàn cảnh đất nước anh đã phải ở lại Nhật, từ những năm sau 1975 cho đến mãi bây giờ. Anh cũng chính là thành viên cốt cán của tổ chức Người Việt Tự Do, một tổ chức đã cống hiến nhiều hiền tài đã hy sinh trên bước đường quang phục lại Việt Nam, anh Vũ Đăng Khuê cũng là người chăm sóc cho tờ báo của Hiệp Hội Người Việt Tại Nhật Bản từ những ngày đầu cho đến nay. Bằng vào kiến thức của một giáo sư đã sống 50 năm tại Nhật, trong suốt thời gian đó, anh đã viết nhiều bài viết về xứ sở Phù Tang với đủ mọi khía cạnh về đời sống của người Nhật Bản, từ chính trị, kinh tế, văn học, và khoa học. Những bài viết của anh đã góp phần (khai sáng) cho độc giả về xứ sở thần kỳ này. Những bài viết của anh thường được dựa vào các biến cố xảy ra tại đây, và được anh chắt lọc lại qua bút pháp tài tình làm hấp dẫn người đọc. Thỉnh thoảng thì người đọc cũng bắt gặp những bài viết nói về Việt Nam, nói về con người Việt Nam, ở những bài viết này, người đọc dễ dàng nhận ra tính tích cực ở những nhân vật trong chuyện mà anh đã nói về họ, có thể nói anh Vũ Đăng Khuê là người viết tả chân rất độc đáo cho từng nhân vật trong chuyện của anh. Vũ Đăng Khuê là người thích viết và mê viết, như có lần anh đã tâm sự: anh vẫn mê mùi mực và mùi thơm của giấy hơn là những dòng chữ quẹt quẹt trên máy điện toán. Để kết thúc dòng cảm nghĩ của mình, tôi xin cám ơn hai anh, Huy Nguyễn và Vũ Đăng Khuê - những người suốt đời làm đẹp hai chữ Việt Nam. Và cũng để ngỏ lòng cám ơn đến hai anh đã có nhã ý tặng tuyển tập Ký Ức Vụn Vặt & Chuyện Xứ Phù Tang . Tri Lê * Quí vị có thể tải xuống từ web dưới đây với ấn bản điện tử mới tuyệt đẹp của nhà báo đàn anh Ngữ Yên. Hết sức cám ơn thịnh tình của vị Sempai đáng kính. KYUC-VUNVAT&CHUYENXU-PHUTANG-2021.pdf - Google Drive
Back to Blog
Tháng 10 chuẩn bị khai phụ dưỡng gia đình để công ty điều chỉnh thuế thu nhập cuối năm.
Luật Nhật Bản bắt buộc khi khai người phụ dưỡng phải có giấy chứng minh thân nhân và hóa đơn gởi tiền qua các công ty được chính phủ Nhật nhìn nhận. (Chuyển tay ba bị xem là chuyển tiền lậu, vi phạm luật nên không nằm trong phạm vi bài viết này). Sẽ có nhiều trường hợp năm ngoái phụ dưỡng cho 2-3 người; năm nay chỉ chuyển tiền về cho 1 người hoặc không chuyển thì cuối năm sẽ bị trả bù thuế chứ không được hoàn thuế. Lý do là khi khai phụ dưỡng của năm trước, sẽ có phần khai trừ thuế cho năm nay dựa trên số người phụ dưỡng. Vì thế thuế hàng tháng sẽ được miễn giảm trước; nhưng tới tháng 10 hay 11 này mà không có giấy chứng minh đã gởi tiền về cho người mình khai thì sẽ bị lấy lại thuế. Thuế và bảo hiểm ở Nhật rất phức tạp, 2 người cùng làm 1 công ty, lương như nhau, giờ làm như nhau; nhưng nếu công ty có phụ đảm (thường là nửa giá) cho phần ăn trưa cho những ai đặt cơm công ty, ví dụ 10 ngày ăn được công ty phụ đảm 2000 Yen; thì bảo hiểm và thuế của 2 người tự đem cơm và người đặt cơm đã khác nhau rồi. Cũng vậy như đã nói ở trên, phụ dưỡng của năm ngoái cũng ảnh hưởng đến thuế, bảo hiểm của năm nay. Rất nhiều em cứ thắc mắc sao cùng làm như nhau mà mỗi tháng bị chênh lệch vài “sen” là ở chỗ đó. Xin được giải thích thêm về 2 thứ thuế, thu nhập và cư trú . - Năm đầu tiên tới Nhật, nếu làm dưới 1.030.000 Yen sẽ không đóng thuế, cuối năm họ sẽ trả lại phần thuế thu nhập mình đã đóng. Nếu làm trên mức đó và có phụ dưỡng người thân, cũng sẽ được trả lại. Với mức tổng thu nhập trên 2 triệu Yen (200 man) thì phải phụ dưỡng trên 3 người mới nhận lại hết tiền thuế. * Lưu ý điểm này, khi gởi tiền cho người thân, phải gởi tới từng người chứ không gởi Cha hoặc Mẹ rồi khai 2 người; gởi cho ai, sở thuế chỉ tính người đó. Trẻ em dưới 16 tuổi không được tính, do đó cho dù có khai nuôi con cái dưới 16 tuổi cũng không nằm trong đối tượng phụ dưỡng được trả thuế. (Lý do: Tại Nhật Bản dưới 16 tuổi nhận được trợ cấp của chính phủ, con cái mình sống bên VN, cho dù không nhận được trợ cấp này nhưng cũng không được tính phụ dưỡng). - Ngoài thuế thu nhập, từ năm thứ 2 (hoặc 3) còn phát sinh thuế cư trú dựa theo thuế thu nhập của năm ngoái. Thuế cư trú năm 2021 sẽ dựa vào thu nhập của năm 2020; tháng 5 hay 6, tòa thị chính sẽ gởi giấy báo cho mình, thường thì công ty sẽ chia ra đóng 12 tháng từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2022 cho nhẹ. Tuy nhiên nếu ai hết hạn về nước vào tháng 6 hay 7 thì phải đóng luôn 1 lần cho cả năm. Về tháng 12 thì phải trả cho phần nửa năm còn lại (Cái này thì cũng nhiều em thắc mắc, cuối năm là tổng kết thuế rồi, sao em phải trả!) Nói chung, thuế phức tạp nhưng sở thuế sẽ không thu ảo bao giờ. Hàng tháng khi cầm phiếu lương nên nhìn cái chỗ đóng thuế thu nhập 「所得税」 xem mình bị lấy bao nhiêu, để biết cuối năm họ sẽ trả lại hay phải bù thêm bao nhiêu. Nhiều bạn hỏi: 1 năm gởi bao nhiêu về cho người được phụ dưỡng là đủ? Thông thường sở thuế họ không có mức cụ thể nhưng dựa theo sinh hoat tại VN thì cho tới năm nay, gởi cho 1 người 12man (120.000 Yen) là chấp nhận được. Tuy nhiên từ sang năm, con số này sẽ là gấp 3 (36-38 man), để hạn chế thất thu thuế. Với mức này, người lao động VN chỉ phụ dưỡng từ 1 tới 2 người là tối đa. Chuẩn bị tinh thần trả thuế cư trú vậy. Nguyễn Huy
Back to Blog
EBOOK "OLYMVID - LỬA VẪN GIỮ"16/10/2021 Xin được chia sẻ với quý đồng hương một e-book nhỏ (khoảng 150 trang) OlymVid - Lửa vẫn giữ của nhóm Phù Tang Tam Bút.
Đây là một tuyển tập những bài viết ngắn lấy chủ đề Olympic và Paralympic làm cảm hứng nhân dịp Thế Vận Hội được tổ chức tại Tokyo mùa hè năm nay. Chúng tôi hi vọng món quà nhỏ này sẽ góp được một phần nào đó vào việc xây dựng đời sống văn học của cộng đồng người Việt chúng ta. Link download bản PDF và mobi để đọc trên Kindle: https://bit.ly/3AEvBz4 Trân trọng, Nhóm thực hiện Bản tin Hiệp Hội
Back to Blog
Đây không phải là thước đo chuẩn đối với việc nên mang những gì khi lần đầu sang Nhật cho các bạn du học sinh mà chỉ là sự tổng hợp trải nghiệm từ những người đi trước, là những sự lựa chọn căn bản tối thiểu.
1. Hành lý Tuỳ theo quy định của mỗi hãng bay mà trọng lượng cho phép cũng khác nhau nhưng thông thường nằm trong khoảng 20kg ~ 46kg đối với Hành lý ký gửi và trong khoảng 7kg ~ 10kg đối với Hành lý xách tay.
> https://youtu.be/hkqTK2NsBxs
3. Tiền bạc Nên mang theo một khoản tiền mặt, tuỳ theo điều kiện để trang trải cho khoảng thời gian tìm kiếm việc làm thêm. 4. Điện thoại Nên mang theo điện thoại bản quốc tế (nếu có) để tiết kiệm chi phí đăng ký sim ở Nhật hoặc nếu không thì điện thoại có thể kết nối wifi (ở Nhật có nhiều điểm phát wifi miễn phí). Có thể tham khảo thêm ở đây: > https://youtu.be/dMynu0BF3LE > youtu.be/p4F6WKVEXVs 5. Thuốc men
6. Quần áo
7. Giày dép
8. Thực phẩm Thứ các bạn nên mang nhiều nhất là mì gói (mang được càng nhiều càng tốt). Tiếp đến là gia vị: nước mắm, nước tương, xì dầu, tương ớt, tương ngọt, sa tế, ngũ vị hương,... tất cả cần phải được gói, bọc cẩn thận kỹ càng. Điều quan trọng các bạn cần nhớ và chú ý là những loại thực phẩm không thể mang qua Nhật:
Các bạn có thể tham khảo thêm ở đây: > youtu.be/9RWy6vh24FQ > youtu.be/l48BBSBq0T4 Hi vọng với những chia sẻ trên đây thì các bạn có thể chuẩn bị thật tốt hành trang của mình để bắt đầu cuộc sống du học tại Nhật Bản. |