Archives
February 2022
Categories |
Back to Blog
Tháng 10 chuẩn bị khai phụ dưỡng gia đình để công ty điều chỉnh thuế thu nhập cuối năm.
Luật Nhật Bản bắt buộc khi khai người phụ dưỡng phải có giấy chứng minh thân nhân và hóa đơn gởi tiền qua các công ty được chính phủ Nhật nhìn nhận. (Chuyển tay ba bị xem là chuyển tiền lậu, vi phạm luật nên không nằm trong phạm vi bài viết này). Sẽ có nhiều trường hợp năm ngoái phụ dưỡng cho 2-3 người; năm nay chỉ chuyển tiền về cho 1 người hoặc không chuyển thì cuối năm sẽ bị trả bù thuế chứ không được hoàn thuế. Lý do là khi khai phụ dưỡng của năm trước, sẽ có phần khai trừ thuế cho năm nay dựa trên số người phụ dưỡng. Vì thế thuế hàng tháng sẽ được miễn giảm trước; nhưng tới tháng 10 hay 11 này mà không có giấy chứng minh đã gởi tiền về cho người mình khai thì sẽ bị lấy lại thuế. Thuế và bảo hiểm ở Nhật rất phức tạp, 2 người cùng làm 1 công ty, lương như nhau, giờ làm như nhau; nhưng nếu công ty có phụ đảm (thường là nửa giá) cho phần ăn trưa cho những ai đặt cơm công ty, ví dụ 10 ngày ăn được công ty phụ đảm 2000 Yen; thì bảo hiểm và thuế của 2 người tự đem cơm và người đặt cơm đã khác nhau rồi. Cũng vậy như đã nói ở trên, phụ dưỡng của năm ngoái cũng ảnh hưởng đến thuế, bảo hiểm của năm nay. Rất nhiều em cứ thắc mắc sao cùng làm như nhau mà mỗi tháng bị chênh lệch vài “sen” là ở chỗ đó. Xin được giải thích thêm về 2 thứ thuế, thu nhập và cư trú . - Năm đầu tiên tới Nhật, nếu làm dưới 1.030.000 Yen sẽ không đóng thuế, cuối năm họ sẽ trả lại phần thuế thu nhập mình đã đóng. Nếu làm trên mức đó và có phụ dưỡng người thân, cũng sẽ được trả lại. Với mức tổng thu nhập trên 2 triệu Yen (200 man) thì phải phụ dưỡng trên 3 người mới nhận lại hết tiền thuế. * Lưu ý điểm này, khi gởi tiền cho người thân, phải gởi tới từng người chứ không gởi Cha hoặc Mẹ rồi khai 2 người; gởi cho ai, sở thuế chỉ tính người đó. Trẻ em dưới 16 tuổi không được tính, do đó cho dù có khai nuôi con cái dưới 16 tuổi cũng không nằm trong đối tượng phụ dưỡng được trả thuế. (Lý do: Tại Nhật Bản dưới 16 tuổi nhận được trợ cấp của chính phủ, con cái mình sống bên VN, cho dù không nhận được trợ cấp này nhưng cũng không được tính phụ dưỡng). - Ngoài thuế thu nhập, từ năm thứ 2 (hoặc 3) còn phát sinh thuế cư trú dựa theo thuế thu nhập của năm ngoái. Thuế cư trú năm 2021 sẽ dựa vào thu nhập của năm 2020; tháng 5 hay 6, tòa thị chính sẽ gởi giấy báo cho mình, thường thì công ty sẽ chia ra đóng 12 tháng từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2022 cho nhẹ. Tuy nhiên nếu ai hết hạn về nước vào tháng 6 hay 7 thì phải đóng luôn 1 lần cho cả năm. Về tháng 12 thì phải trả cho phần nửa năm còn lại (Cái này thì cũng nhiều em thắc mắc, cuối năm là tổng kết thuế rồi, sao em phải trả!) Nói chung, thuế phức tạp nhưng sở thuế sẽ không thu ảo bao giờ. Hàng tháng khi cầm phiếu lương nên nhìn cái chỗ đóng thuế thu nhập 「所得税」 xem mình bị lấy bao nhiêu, để biết cuối năm họ sẽ trả lại hay phải bù thêm bao nhiêu. Nhiều bạn hỏi: 1 năm gởi bao nhiêu về cho người được phụ dưỡng là đủ? Thông thường sở thuế họ không có mức cụ thể nhưng dựa theo sinh hoat tại VN thì cho tới năm nay, gởi cho 1 người 12man (120.000 Yen) là chấp nhận được. Tuy nhiên từ sang năm, con số này sẽ là gấp 3 (36-38 man), để hạn chế thất thu thuế. Với mức này, người lao động VN chỉ phụ dưỡng từ 1 tới 2 người là tối đa. Chuẩn bị tinh thần trả thuế cư trú vậy. Nguyễn Huy
0 Comments
Read More
Leave a Reply. |