Archives
February 2022
Categories |
Back to Blog
YẾU ĐUỐI28/1/2022 Tokyo cũng đã xấp xỉ gần 20.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, nhưng số người tử vong vì chủng Omicron ít hơn so với những chủng khác.
Hôm qua đọc sách của Jared Diamond mới biết thêm rằng, để sống còn, vi rút phải biến dị tự làm yếu đi, bớt giết người khi xâm nhập vào cơ thể thì chúng mới ít bị chết theo để mà tăng cơ hội tồn tại. Vi rút, chúng biết là yếu để mà sống. Hơn 2 năm dịch bệnh, cũng đã khiến cho nhiều người chúng ta nhận thức rõ hơn về giá trị của sự yếu đuối. Thiên tai, dịch bệnh và kể cả nhân tai tàn khốc là những cơ hội để con người một lần nữa biết mình vẫn "dưới cơ" so với tự nhiên. Yếu để giúp nhau. Tử cung không tròn thẳng và hẹp của loài người khiến cho việc sanh đẻ phải cần đến nhau mà hộ sản. Để chinh phục những loài vật khác, con người đã phải nhận thức rất rõ về sự yếu đuối của mình để từ đó kết tập tim óc, khắc phục khó khăn. Mạnh bạo như khủng long cũng phải tuyệt chủng, thế nhưng nhỏ yếu như con kiến, con gián thì đã tồn tại hàng trăm triệu năm qua. Bởi chúng biết là mình yếu nên phải thích nghi và phải giúp nhau thì mới không bị đào thải. Corona còn là dịp để chúng ta nhận rõ hơn về lòng biết ơn. Dịch bệnh ập đến, khiến ai đó ngã xuống, tối lửa tắt đèn. Trong cơn lòng đau dạ yếu, mới thấm thía sự ấm áp của những cử chỉ thân tình, chia sẻ. Tình yêu đối với tha nhân được bắt đầu từ sự hiểu biết về yếu đuối của bản thân. Corona có thể sẽ khiến cho chủ ngữ "chúng ta" được dùng nhiều hơn là "tôi". thuỵ ơi và thuỵ ơi đừng bao giờ em hỏi vì sao mình yêu nhau vì sao môi anh nóng vì sao tay anh lạnh vì sao thân anh rung vì sao chân không vững vì sao anh van em hãy cho anh được thở bằng ngực em rũ buồn.... Lời tự thú của Du Tử Lê trong bài thơ Khúc Thụy Du được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc làm rung động lòng người bởi không gì khác hơn là sự yếu đuối ngự trị trong mỗi chúng ta.
0 Comments
Read More
Leave a Reply. |